Cách phòng ngừa chảy máu cam theo phương pháp dân gian

Chảy máu cam có thể xảy ra với tất cả chúng ta từ trẻ em đến người lớn. Chúng diễn ra một cách bất ngờ, không biết trước được. Việc chảy máu cam thông thường không gây ra nhiều nguy hiểm.

Tuy nhiên, nó lại làm chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu và lo lắng. Nếu biết cách phòng ngừa chảy máu cam tốt sẽ giúp chúng ta tránh được những phiền toái không đáng có.

Vậy cách phòng tránh chảy máu cam như thế nào cho hợp lý? Sau đây là một số phương pháp dân gian rất hữu ích giúp ngăn chặn chảy máu cam:

1. Chú ý độ ẩm:

Hầu hết việc chảy máu cam là do tổn thương các mạch máu trong mũi. Nguyên nhân có thể là do độ ẩm trong phòng quá thấp đẫn đến việc các chất nhầy trong mũi bị khô. Chỉ cần động đậy, ngoái mũi là đã có thể bị chảy máu cam. Do vậy, chúng ta nên chú ý đến độ ẩm trong phòng, đặc biệt độ ẩm trong phòng điều hòa vì phòng thường hay bị khô. Đồng thời, cần để ý đến nhiệt độ khi sử dựng máy lạnh, không để máy lạnh ở mức quá thấp. Bạn cũng có thể để một bát nước trên bàn nhằm tăng độ ẩm cho phòng.

2. Để ý đến thời tiết:

Nắng nóng quá mức cũng là nguyên nhân gây nên chứng chảy máu cam. Vì khi nắng nóng rất dễ làm cho các mạch máu trong mũi giãn nở quá mức dẫn đến việc chảy máu cam khi có tác động nhẹ lên vùng mũi như hắt hơi, lau mặt… Do dó, khi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng, chúng ta nên mang mũ để bảo vệ sức khỏe, không chỉ cho việc chảy máu cam mà còn tốt cho việc bảo vệ da. Đồng thời nên lau mặt bằng nước mát thường xuyên, nhớ không nên chà xát mạnh vùng mũi.

3. Bổ sung Vitamin C:

Việc thiếu hụt vitamin C cũng có thể dẫn đến việc chảy máu cam. Do vậy, chúng ta nên chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng các chất và bổ sung Vitamin C.

Vitamin C ở đâu nhiều nhất ? Chúng có rất nhiều trong quả ổi, cà chua, kiwi, chanh, táo… Tuy nhiên, cần phải chú trọng việc dùng loại vitamin này, vì thừa vitamin C cũng không tốt cho cơ thể.

Cần làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Chúng ta cần đặc biệt chú ý với chứng chảy máu cam ở trẻ em. Khi trẻ đang chảy máu cam nên đặt trẻ ngồi thẳng, có thể hơi chồm về phía trước, tránh để máu chảy ngược vào cơ thể dẫn đến nguy cơ đường thở bị chặn. Trong lúc chảy máu cam nên thở bằng miệng từ 5 đến 10 phút.

Nếu vẫn còn chảy máu cam thường xuyên, phụ huynh cần đưa các cháu đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được trợ giúp tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh, nhằm có phương pháp điều trị kịp thời.

Sông Trà

Leave a Comment