10 mẹo để kiểm soát và làm giảm căng thẳng

Giữa bộn bề công việc và gia đình, bạn có thể trở nên quá căng thẳng và bận rộn. Nhưng bạn cần dành thời gian để thư giãn nếu không sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Học cách kiểm soát để làm giảm căng thẳng đòi hỏi có sự kiên trì và luyện tập thường xuyên.

giam can thang
Căng thẳng đôi khi gây ra nỗi tai hại khủng khiếp, nhưng nó có thể chế ngự được.

Các cách thực hiện không khó, bạn có thể làm được điều đó nếu theo các mẹo sau:

1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để thư giãn cơ thể và tâm trí của bạn. Thêm vào đó, tập thể dục sẽ cải thiện tâm trạng của bạn. Nhưng bạn phải làm điều đó thường xuyên để nó mang lại hiệu quả.

Vậy bạn nên tập thể dục bao nhiêu mỗi tuần?
Dành tầm 2 giờ 30 phút trong một tập thể dục cường độ vừa phải như đi bộ hoặc 75 phút tập thể dục mạnh như bơi, chạy bộ hoặc các môn thể thao vận động khác. Thế là bạn đã làm tốt rồi đó.

Tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu về thể chất mà bạn có thể thực hiện tốt để không bỏ cuộc. Hãy nhớ rằng thực hiện bài tập dễ dàng tốt hơn là không tập bài nào cả.

2. Thư giản cơ bắp của bạn

Khi bạn căng thẳng, cơ bắp của bạn sẽ căng thẳng. Bạn có thể tự giúp cơ bắp của bạn nới lỏng và làm cho cơ thể thư giản bằng cách:

  • Chỉ cần nằm dài, thả lỏng toàn bộ cơ thể
  • Thưởng thức mát-xa
  • Tắm nước nóng hoặc tắm vòi sen
  • Ngủ một giấc ngon lành

3. Thở sâu

Dừng công việc lại một lúc và hít thở sâu một vài lần có thể giúp bạn giảm bớt áp lực ngay lập tức.

Bạn sẽ ngạc nhiên rằng cơ thể bạn tốt lên trông thấy khi bạn thực hiện việc thở sâu đều đặn

Chỉ cần làm theo 5 bước sau:

  1. Ngồi ở tư thế thoải mái, đặt tay lên đùi và đặt chân trên sàn. Hoặc bạn có thể nằm xuống.
  2. Nhắm mắt lại.
  3. Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi thư giãn. Nó có thể là trên bãi biển, trong một cánh đồng cỏ đẹp, hoặc bất cứ nơi nào mang lại cho bạn cảm giác yên bình.
  4. Từ từ hít thở sâu và thở ra.
  5. Làm điều này trong 5 đến 10 phút mỗi lần.

4. Ăn uống tốt

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nó cũng có thể giúp kiểm soát tâm trạng của bạn.

Bữa ăn của bạn nên có đầy đủ rau, trái cây, ngũ cốc và protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể và hoạt động hằng ngày.

Và đừng bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào. Nếu bỏ bữa, điều đó không tốt cho bạn và có thể khiến bạn rơi vào tâm trạng tồi tệ, điều này thực sự có thể làm tăng căng thẳng của bạn.

5. Chậm lại

Cuộc sống hiện đại quá bận rộn, và đôi khi chúng ta chỉ cần sống chậm lại và thư giãn. Nhìn vào cuộc sống của bạn và tìm ra những cách nhỏ nào đó để bạn có thể sống chậm hơn một tí.

Ví dụ:
Đặt đồng hồ báo thức của bạn trước 5 đến 10 phút. Bằng cách đó, bạn sẽ đến điểm hẹn sớm hơn một chút và tránh được căng thẳng khi đến muộn.

Khi bạn đang lái xe trên đường cao tốc, hãy chuyển sang làn đường chậm để bạn có thể tránh được cơn thịnh nộ trên đường.

Chia nhỏ những công việc lớn thành những công việc nhỏ hơn. Chẳng hạn: Đừng cố trả lời tất cả 100 email nếu bạn cảm thấy không cần, chỉ cần trả lời một vài email quan trọng trong số đó.

6. Nghỉ giải lao

Bạn cần lên kế hoạch về “thời gian chết” thực sự để giúp tâm trí của bạn có thời gian nghỉ ngơi khỏi căng thẳng.

Nếu bạn là người thích đặt mục tiêu và mong muốn đạt mục tiêu nhanh, điều này có thể khó khăn với bạn lúc đầu.

Nhưng hãy cố gắng và gắn bó với cách dành thời giản chết, bạn sẽ đạt được điều tuyệt vời như bạn mong muốn.

Dành thời gian chết cho việc sau để giảm căng thẳng:

  • Tập thiền, Yoga, Thái cực quyền
  • Nếu bạn là người theo đạo, hãy cầu nguyện hay đọc kinh
  • Nghe những bản nhạc mà bạn yêu thích
  • Dành thời gian sống trong thiên nhiên
  • Nấu ăn, chẳng hạn thử nấu chè khoai môn dẻo

7. Dành thời gian cho sở thích

Bạn cần dành thời gian cho những thứ bạn thích. Cố gắng làm điều gì đó mỗi ngày sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và nó sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Không nhất thiết bạn phải tốn nhiều thời gian, thậm chí từ 15 đến 20 phút cũng được.

Sở thích thư giãn theo ý của bạn, nhưng có thể theo gợi ý sau: Đọc truyện – sách – báo, đan len, vẽ, chơi golf, xem phim, … Nói chung là những hình thức hoạt động nhẹ nhàng.

8. Nói về vấn đề của bạn

Nếu có nhiều thứ đang làm phiền bạn, bạn hãy nói về chúng; điều này có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Bạn có thể nói chuyện với các thành viên trong gia đình, bạn bè, một người đáng tin cậy, bác sĩ của bạn hoặc một nhà tâm lý trị liệu.

Và bạn cũng có thể nói chuyện với chính mình. Đây được gọi là tự nói chuyện và tất cả chúng ta đều có thể làm điều đó. Nhưng để việc tự nói chuyện giúp giảm căng thẳng, bạn cần đảm bảo rằng việc nói chuyện với chính mình được thực hiện một cách tích cực chứ không phải tiêu cực.

Vì vậy, hãy lắng nghe kỹ những gì bạn đang nghĩ hoặc nói khi bạn căng thẳng. Nếu bạn đang tạo cho mình một thông điệp tiêu cực, hãy thay đổi nó thành một thông điệp tích cực.

Ví dụ: Đừng nói với bản thân “Tôi không thể làm điều này”. Thay vào đó, hãy nói với bản thân: “Tôi có thể làm được điều này” hoặc “Tôi đang làm tốt nhất có thể”. Đừng nói: “Tôi lạc hậu rồi”, hãy nghĩ và nói: “Tôi là một phụ nữ hiện đại?”

9. Đơn giản hóa mọi việc

Bạn hãy chấp nhận rằng bạn không thể làm mọi thứ một cách hoàn hảo cho dù bạn có cố gắng đến đâu. Bạn cũng không thể kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của mình.

Vì vậy, hãy làm việc gì đó và đừng nghĩ rằng bạn có thể làm được rất nhiều điều. Và đừng quên duy trì khiếu hài hước của bạn. Tiếng cười còn giúp bạn cảm thấy thư giãn.

10. Loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng

Tìm ra những nguyên nhân lớn nhất gây ra căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Đó có phải là công việc của bạn, mối quan hệ của bạn, hay việc học ở trường?

Nếu bạn có thể xác định chúng là gì, hãy xem liệu bạn có thể loại bỏ chúng khỏi cuộc sống của mình hay ít nhất là giảm bớt sự tác động của chúng.

Nếu bạn không thể xác định nguyên nhân chính gây ra căng thẳng của mình, hãy thử viết nhật ký về căng thẳng, về những điều gây ra cho bạn căng thẳng. Ghi lại thời điểm bạn trở nên lo lắng nhất và xem liệu bạn có thể xác định được sự việc cụ thể gây căng thẳng hay không, sau đó tìm cách loại bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố gây ảnh hưởng cho bạn.

>>> Bạn có thể muốn xem thêm Làm gì để hết chán mà vui sống?


Những câu hỏi thường gặp về căng thẳng

Căng thẳng là gì?

Căng thẳng là cảm giác bị choáng ngợp hoặc không thể đối phó với áp lực tinh thần hoặc cảm xúc. Từ đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản, làm việc không hiệu quả, đôi khi ăn cũng không ngon.

Căng thẳng có thể gây ra sốt hay không?

Theo kế quả nghiên cứu của một số tổ chức, căng thẳng có thể gây ra một số cơn sốt, gọi là sốt tâm lý. Cả căng thẳng cấp tính và mãn tính (căng thẳng bộc phát hay lâu dài) đều CÓ THỂ gây ra các triệu chứng giống như sốt, bao gồm nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể ớn lạnh hoặc đau nhức, mệt mỏi và da đỏ bừng. Sốt tâm lý do căng thẳng rất hiếm, nhưng chúng thường sảy ra ở phụ nữ.

Leave a Comment