Nôn, trớ là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt với những trẻ dưới mười hai tháng tuổi. Thông thường hiện tượng trẻ bị nôn trớ sẽ tự động khỏi sau khoảng vài giờ sau đó mà không cần bất cứ một sự can thiếp nào khác từ bên ngoài. Tuy vậy, khi trẻ hay bị nôn trớ gây ra không ít phiền toái và lo lắng cho các ông bố, bà mẹ trẻ.
Với hiện tượng nôn trớ thông thường do cơ chế ăn uống không đúng cách gây ra như: trẻ ăn quá no, bú bình không đúng cách, ăn các thức ăn lạ, nằm ngay sau khi ăn,… không gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ, trẻ vẫn vui chơi bình thường. Nhưng để hạn chế hiện tượng trẻ bị nôn trớ nhiều, bố mẹ nên chú ý:
– Không nên cho trẻ ăn quá no
– Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới cần cho trẻ ăn ít, chia thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn từ loảng đến đặc dần.- Không cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối
– Với trẻ bú bình cần tránh để trẻ nuốt cả không khí vào bụng
– Không nên cho trẻ ăn cùng lúc nhiều loại đồ ăn
– Tránh nằm ngay sau khi ăn no
Với trường hợp trẻ bị nôn trớ nhiều, bố mẹ có thể giúp trẻ hạn chế hiện tượng này bằng cách:
– Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc cho trẻ ngồi dậy
– Vỗ nhẹ vào lưng để trẻ ợ hơi ra ngoài
– Tránh việc ngủ quên để trẻ hít ngược phải dịch nôn trở lại gây sặc, tắc nghẽn đường thở.
Trường hợp trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, nôn ra dịch màu xanh,vàng, nôn ra máu hoặc có triệu chứng mất nước… Rất có thể trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đường mũi họng, lồng ruột, tắc ruột,… Cần bù ngay nước cho trẻ bằng nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch điện giải Oresol. Sau đó đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Chúc các mẹ tìm được cách hạn chế hiện tượng trẻ hay bị nôn trớ. Chúc mẹ khỏe và bé ngoan.
Tiến Dũng
Leave a Comment