Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu 3 cách khác nhau để nấu rau mồng tơi: hấp, xào và chần.
Dù bằng cách nào, loại rau xanh giàu chất dinh dưỡng này có thể nấu chỉ trong vài phút là chúng ta sẽ có một món ăn ngon lành với nhiều dưỡng chất.

Rau mồng tơi là một thực phẩm phổ biến cho các bữa ăn ở Việt nam vì chúng rất dễ tìm, dễ chế biến ở dạng tươi.
Hương vị của chúng rất thanh đạm, vì vậy nó có thể kết hợp hài hòa với các món khác nhằm mang lại lợi ích sức khỏe, nên hiện diện cho bất kỳ bữa ăn nào. Đó là một sự bổ sung vitamin tuyệt vời bên cạnh các chất nhiều protein như trứng ráng, thịt bò, mì Ý….
Có ba cách cơ bản để nấu rau mông tơi tươi, tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn có thể chọn cách chế biến sau:
Cách nấu rau mồng tơi
- Hấp là một cách đơn giản làm cho lá rau mồng tơi nhanh mềm mà không cần nêm nhiều gia vị cho đến khi chín.
- Chần sẽ làm chín lá ngay lập tức trong vài giây và thường được sử dụng như một bước trung gian cho món ăn.
- Xào sử dụng nhiệt khô và dầu để tạo hương vị trên bề mặt nồi và sử dụng các gia vị khác để tạo hương vị.
Bây giờ đi vào chi tiết từng món nhé!
Rau mồng tơi hấp
Hấp rau mồng tơi trong môi trường nhiệt nóng ẩm, bạn có thể làm cho rau chín trong vòng chưa đầy 2 phút.
Hấp yêu cầu một lượng nước ít chỉ đủ để tạo hơi. Quá trình này giúp giữ lại màu xanh tươi của mồng tơi, mà có thể làm mềm lá xanh.
Rau mồng tơi khi đã nấu chín, bạn có thể chỉ cần nêm muối và tiêu, hoặc ăn với nước mắm. Nhớ là vắt một ít nước cốt chanh lên trên rau hay trong nước mắm nhằm giúp giảm bớt vị đắng của rau.
Rau rau mồng tơi chần
Chần rau mồng tơi trong một nồi nước sôi có pha muối, rau sẽ nhanh chóng bị héo trong vòng chưa đầy một phút. Điều này giúp bạn có thể chế biến rất nhanh rau mồng tơi cho bữa ăn hàng ngày.
Khi thấy rau vừa héo xuống khi chần, bạn hãy vớt ra ngay, và nhanh chóng dội qua một lượt nước mát để làm nguội ngay tức thì. Việc này nhằm làm giữ màu xanh cho lá rau.
Rau mồng tơi xào
Xào rau mồng tơi cũng như những loại rau khác. Bạn hãy cho dầu vào nồi, làm nóng dầu để lửa vừa.
Cho ít tỏi và hành tím xắt vào trộn đều, đợi một tí cho hơi ngã sang màu vàng.
Lần lượt cho từng nắm rau mồng tơi vào, đảo đều cho đến khi chín tới.
Tùy lượng rau nhiều ít, nhưng tầm khoảng 3 phút là rau đã chín.
Cách rửa rau mồng tơi
Rau mồng tơi cần phải rửa kỹ, đặc biệt khi mới hái và có nhiều bụi bẩn.
Nhúng lá vào một chậu lớn nước mát, vò nhẹ xung quanh lá rau và thay nước vài lần nếu thấy có nhiều cát hoặc bụi bẩn.
Khi rửa rau mồng tơi, bạn cần chú ý trong kẻ lá, và mặt sau lá rau. Đó là những nới các loài sâu bọ thường hay ẩn nấp.
Lựa chọn và bảo quản
Hầu hết rau mồng tơi có màu xanh đậm với thân giòn. Các lá trông tươi, non và không bị héo, đó là rau mồng tơi ngon nên chọn.
Bảo quản rau mồng tơi trong túi nhựa hoặc hộp để trong ngăn mát tủ lạnh để giữ cho nó tươi lâu hơn.
Nếu rau chưa được rửa qua, bạn nên bảo quản trong túi nhựa khô, không đậy nắp.
Khi rau mồng tơi bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc chuyển sang màu nâu và nhão, hãy vứt chúng đi, không nên dùng nữa.
Leave a Comment