Chúng ta vẫn luôn cố gắng làm mọi thứ để trở nên giàu có hơn nhằm thỏa mãn mong ước có thể mang đến cho con em mình một cuộc sống đầy đủ vật chất, tiện nghi. Chúng ta tin rằng, khi đó, con cái chúng ta cần thật sự cảm nhận được hạnh phúc. Nhưng đôi khi đây là cách thương yêu đi ngược lại sự mong muốn của trẻ.
Trên thực tế, trẻ em không thích cuộc sống giàu có, sung túc. Trẻ rất mong muốn tình cảm mến yêu và chăm sóc từ cha mẹ. Đã có một câu nói khá hợp lý rằng “Người lớn càng giàu càng tốt, trẻ em càng nghèo càng tốt”.
Để lý giải điều đó, chúng ta thử bắt đầu bằng cách đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu chúng. Một đứa trẻ con nhà nghèo luôn luôn có điều kiện ở gần mẹ hơn bất cứ đứa trẻ con nhà giàu có nào. Bởi một bà mẹ giàu có luôn phải đánh đổi hầu hết thời gian cho công việc. Sự đầy đủ về vật chất cũng khiến con người ta trở nên yêu bản thân và sự thoải mái của riêng mình hơn rất nhiều. Đôi khi, một vài mệt mỏi khiến họ nghĩ ngay đến việc giải tỏa nó. Và vì sự nhàn hạ của bản thân, bà mẹ giàu chọn cách giao con cho bảo mẫu.
Điều đó, giúp các bà mẹ tránh khỏi những căng thẳng, mệt mỏi hay xáo trộn trong cuộc sống bởi sự xuất hiện của đứa con mang lại. Nhưng trẻ không nghĩ vậy.
Chúng được hình thành và phát triển từng ngày trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ trở nên vô cùng thân thuộc, gần gủi và không thể thiếu đối với chúng. Nhưng khi buộc phải tách rời khỏi mẹ, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang, lo sợ.
Chỉ có những trẻ nghèo mới được lớn lên gần mẹ, nhận được sự chăm sóc, yêu thương, chia sẽ của mẹ. Điều đó mới chính là quy luật phát triển tự nhiên của thế giới và của mỗi con người.
Con người cũng như mọi loại động vật khác tồn tại trên trái đất, đều có những quy luật phát triển tự nhiên và bản năng sinh tồn của riêng mình. Cách đối xử với thế giới của trẻ cũng dựa trên những quy luật và bản năng được duy truyền từ nhiều thế hệ. Chúng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi bằng cách nghe và nhìn. Mọi hoạt động diễn ra quanh trẻ đều để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng trẻ.
Một chú mèo con sẽ học cách vồ mồi từ đâu? Câu trả lời mà ai cũng đã biết “từ mẹ của nó”. Vậy có lý do gì, chúng ta tách trẻ ra khỏi mẹ và sự dạy dỗ của mẹ.
Hằng ngày, trẻ ở bên mẹ như một chỉnh thể không tách rời. Chúng được mẹ chăm sóc, cùng mẹ đi chơi, cùng mẹ đi chợ, xem mẹ mặc cả với người bán, giao tiếp với hàng xóm,… Điều này, không chỉ làm tăng thêm mối quan hệ khăng khít giữa mẹ và con, mà còn tăng cường năng lực thích ứng xã hội của trẻ.
Cũng cần phải thấy rằng, không ai có thể dành cho trẻ sự yêu thương và chăm sóc chu đáo như người mẹ. Trong mọi tình huống, tất cả các bà mẹ trên thế giới đều tự biết cách để đảm bảo an toàn tối đa cho đứa con thân yêu của mình.
Vì vậy, việc khuyến khích cho trẻ bú mẹ đến hai hoặc hơn hai tuổi cũng nhằm mục đích mang đến cho trẻ sự phát triển toàn diện nhất về trí não. Thực tế, trẻ sau sáu tháng tuổi đã có thể tự dung nạp chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống. Do đó, bú mẹ không mang lại lợi ích dinh dưỡng hay phát triển thể chất cho trẻ. Mà việc kéo dài thời gian bú mẹ chính là làm sâu sắc hơn mối quan hệ mẹ con, kéo dài thời gian trẻ ở cùng mẹ. Điều đó tạo cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện bản thân một cách tốt nhất.
Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, để trẻ phát triển tốt, điều tối ưu ta cần làm cho trẻ là cho trẻ môi trường hoàn hảo để chúng phát triển. Môi trường đó chỉ có thể có khi ta không giới hạn phạm vi không gian hay tiếp xúc của trẻ. Và môi trường đó cần đảm bảo an toàn trong vỏ bọc của sự yêu thương sâu sắc nhất.
Lộc Xuân

Leave a Comment